Giáo Dục Sớm Cho Con

“giáo dục sớm” cho con ngay từ khi còn nhỏ
“giáo dục sớm” cho con ngay từ khi còn nhỏ

Một Tâm Trí Vô Thức Có Thể Ngập Tràn Trí Thông Minh

Ngày nay, nhiều vị phụ huynh quan tâm tới việc “giáo dục sớm” cho con ngay từ khi còn nhỏ. Đặc biệt giai đoạn 0 –  6 tuổi được coi là giai đoạn vàng đối với các phương pháp giáo dục này, với mong muốn con học sớm bao nhiêu thì càng tốt. Con trẻ biết càng nhiều thì phụ huynh càng tự hào. Nhưng liệu họ có thực sự biết được “giáo dục sớm” cho trẻ là gì? Và cơ sở của “giáo dục sớm” là ở đâu?

Đó chính là “Trí tuệ thẩm thấu” – một năng lực bẩm sinh, toàn năng và toàn cầu nhưng không mãi mãi ở trẻ.

Năng lực bẩm sinh

Trẻ được sinh ra không phải dựa trên quyết định của trẻ, thế, trẻ không hề trí tuệ ý chí trước khi được sinh ra, thứ duy nhất trẻ một thể khỏe mạnh nhất thể một ít khả năng vận động không chủ ý. Nhưng thật bất ngờ làm sao, trẻ năng lực tìmđược ti mẹ bắt đầu hành trình bí ẩn của chính mình. Ngày qua ngày, con không còn là em bé mới sinh chỉ biết khóc nữa, con biết phản ứng lại với các giọng nói quen thuộc, con nhận ra khuôn mặt của những người bên cạnh con. Con biết “ê”, “a” trong sự vui mừng của người lớn. Con biết giữ vững đầu, con biết lật, biết bò, biết đứng, biết đi. Con biết vỗ tay, chào tạm biệt. Và con còn biết cả phát âm những từ đơn như “ba”, “ma”, “đi”, “mum”,… Mọi thứ diễn ra nhanh chóng chỉ trong một năm đầu đời. Đó chính là năng lực bẩm sinh của trẻ, món quà mà tạo hóa đã ban cho trẻ. Trẻ có “trí tuệ thẩm thấu”, khả năng học hỏi mọi điều trong cuộc sống của chúng ta, trong sự nhận thức mơ hồ của những người lớn có ý thức, rằng điều đó là hiển nhiên.

Đứa trẻ hình thành ‘ xương thịt tinh thần’ của chính mình bằng việc sử dụng những sự vật có sẵn trong môi trường. Chúng ta gọi dạng tâm trí của đứa trẻ là ‘Tâm trí thẩm thấu’.

(Maria Montessori, Trí tuệ thẩm thấu, 1955)


Năng lực toàn năng

Trẻ tiếp nhận ngôn ngữ và vận động từ đơn giản đến phức tạp. Trẻ đi từ vô thức đến có ý thức với việc tiếp nhận của mình.

Một tâm trí vô thức có thể tràn ngập trí thông minh

(Maria Montessori, Trí tuệ thẩm thấu, 1955)


 

Thấm hút vô thức

Khi trẻ trong giai đoạn 0 – 3 tuổi, trẻ tiếp nhận mọi điều trẻ trải nghiệm, trẻ học thông qua vận động và ghi nhớ mọi thứ mà không có bất kỳ suy nghĩ, kế hoạch nào cho việc ghi nhớ đó.

Trẻ phát triển ngôn ngữ của mình một cách tự nhiên nhất. Con biết nói từ đơn, từ ghép, con nói vuốt đuôi, con lặp lại lời người khác nói, lặp lại nhiều lời khác nhau và tự hình thành và vận dụng cấu trúc câu cho mình. Trong khi, người lớn chúng ta thật khó khăn để ghi nhớ ngữ pháp của một ngôn ngữ mới, thì trẻ, với một “tâm trí thẩm thấu” toàn năng đã tự xây dựng cho mình ngôn ngữ mẹ đẻ mà không tốn chút công sức nào.

“…đứa trẻ tiếp thu nó bằng đời sống tâm lý của mình. Đứa trẻ chỉ việc tiếp tục sống, học cách nói thứ ngôn ngữ thuộc về sắc tộc của đứa trẻ. như một chất hóa học tâmthần diễn ra trong đứa trẻ.” 

(Maria Montessori, Trí tuệ thẩm thấu, 1955)


 

Thấm hút có ý thức

Trẻ phát triển vận động của mình từ cách cử động vô thức, từ sự vô thức đó hình thành cho trẻ sự trải nghiệm, rồi lại bắt đầu từ trải nghiệm đó, trẻ vô thức cử động để hình thành trải nghiệm tiếp theo, các vận động này nối tiếp các vận động kia còn trẻ thì nhận được những trải nghiệm hình thành nên cảm quan của mình và dần trở nên có ý thức hơn trong cử động của mình

Khi đứa trẻ bắt đầu cử động, tâm trí thẩm thấu của đứa trẻ đã bắt đầu thu nhận môi trường xung quanh. Trước khi đứa trẻ bắt đầu di chuyển, một sự phát triển tâm thức đã diễn ra. Khi đứa trẻ di chuyển, đứa trẻ bắt đầu trở nên ý thức.”

(Maria Montessori, Trí tuệ thẩm thấu, 1955)


 

Giai đoạn chuyển tiếp từ vô thức sang có ý thức diễn ra khi trẻ từ 3 – 6 tuổi. Các vận động của trẻ ngày càng trở nên linh hoạt, nó không còn là các vận động thô đơn giản mà trẻ thành thục các vận động tinh thông qua sự khéo léo ở đôi bàn tay. Bàn tay chính là cửa ngõ của trí thông minh cho trẻ vì chúng giúp trẻ có nhiều trải nghiệm hơn giai đoạn trước đó. Mà trải nghiệm càng nhiều thì cảm quan trẻ nhận được càng đa dạng, nhận thức trong trẻ càng rõ ràng

Năng lực toàn cầu

“Tâm trí thẩm thấu” thật sự là một năng lực mà ai cũng từng có, vì người lớn chúng ta cũng từng là trẻ nhỏ. Các giai đoạn phát triển của trẻ có tính toàn cầu thì năng lực đặc biệt này cũng vậy và nó sẽ dẫn được thay thế bởi trí tuệ lý luận khi trẻ bước sang giai đoạn phát triển thiếu nhi ở độ tuổi từ 6 – 12 tuổi.

Sự toàn cầu của “tâm trí thẩm thấu” thực sự vô cùng ý nghĩa với nhân loại vì chính trẻ tạo nên nhân loại.

Nhờ lao động đứa trẻ trở nên ý thức kiến thiết Con Người”

(Maria Montessori, Trí tuệ thẩm thấu, 1955)


 

Vai trò của người lớn

Vì chúng ta cũng từng là trẻ, còn trẻ bây giờ là nhân loại của tương lai. Năng lưc thấm thẩu đặc biệt của trẻ là một món quà nhưng cũng là thách thức của người lớn vì trẻ sẽ tiếp nhận mọi điều của môi trường mà không biệt đúng – sai, nên hay không nên.

Tất cả những tồn tại trong môi trường của đứa trẻ đều trở thành một phần tâm trícủa trẻ: phong tục, tập quán, tôn giáo”

(Maria Montessori, Trí tuệ thẩm thấu, 1955)

Nhiệm vụ của người lớn là thiết lập môi trường phù hợp cho sự phát triển của trẻ ở mỗi giai đoạn. Để làm được điều đó, người lớn cần phải quan sát và nhận biết được nhu cầu của trẻ, khơi gợi sự tò mò, hứng thú của trẻ với môi trường xung quanh.

Chúng ta phải hiểu rằng, mỗi giai đoạn đều có thời gian có sự nối tiếp nhau, sau giai đoạn thấm hút vô thức là giai đoạn thấm hút có ý thức. Chỉ như thế, chúng ta mới giúp trẻ có nhiều trải nghiệm và tự xây dựng nhận thức cho mình cũng như năng lực lựa chọn – một năng lực quan trọng của Con người, giúp kiến thiết nên Con người độc lập và tự tin.

Chúng ta cũng nên ý thức được rằng trẻ sẽ phản ánh chính chúng ta vì người lớn là một phần trong môi trường của trẻ. Vì vậy, người lớn hãy là một phiên bản tốt nhất của mình.

Giáo dục sẽ đóng vai trò một công cụ trợ giúp cho quá trình phát triển tâm của con người, chứ không phải việc bắt con người phải ghi nhớ những ý tưởng sựkiện.

(Maria Montessori, Trí tuệ thẩm thấu, 1955)


 

Quay lại với hai câu hỏi đầu tiên. Chúng ta có thể trả lời rằng: Giáo dục sớm chính là hỗ trợ sự phát triển tự nhiên của trẻ, dựa trên cơ sở “trí tuệ thấm thẩu” của chính trẻ. Người lớn chúng ta chính là cầu nối giữa trẻ và môi trường phát triển của trẻ. Chúng ta hãy hiểu rõ tầm quan trọng của trẻ – những cá thể nhỏ bé sẽ tạo nên nhân loại – cùng “trí tuệ thẩm thấu” mà trẻ được ban tặng để đem đến cho trẻ sự hỗ trợ về giáo dục tốt nhất mà trẻ xứng đáng nhận được.

Danh mục tài liệu tham khảo

Maria Montessori (1955), Chương 3, Trí tuệ thẩm thấu, Nhà xuất bản Lao động hội, Nội, 40.