5 Nguyên tắc dạy con theo phương pháp Montessori

Giới thiệu về phương pháp Montessori

Dạy con theo phương pháp Montessori là một phương pháp giáo dục trẻ em dựa trên các nghiên cứu và kinh nghiệm của một chuyên gia người Ý bà Maria Montessori ( 1870-1952). Đây là phương pháp giáo dục trẻ thông qua các giáo cụ trực quan. Trẻ sẽ được thúc đẩy các tiềm năng bên trong và phát triển chúng dựa trên sự tự do, độc lập, nhưng vẫn đảm bảo tính kỷ luật. Phương pháp Montessori lấy quá trình tự học của trẻ làm cơ sở cho sự phát triển của trẻ, chú trọng vào việc khai thác các tiềm năng sẵn có của trẻ.
Một lớp học Montessori cho phép trẻ được tự do lựa chọn hoạt động yêu thích và không bị ngắt quãng trong quá trình làm việc. Lớp học được ghép giữa các độ tuổi, trẻ có thể trải nghiệm, khám phá, học hỏi dựa trên hoạt động với các giáo cụ đã được thực nghiệm và phát triển bởi bà Maria Montessori. Giáo viên trong lớp học Montessori đóng vai trò là người bạn đồng hành, hỗ trợ trẻ trong quá trình phát triển.

Sự khác biệt giữa phương pháp Montessori và phương pháp truyền thống

Dạy con theo phương pháp truyền thống Dạy con theo phương pháp Montessori
Giáo viên là trung tâm của mọi hoạt động.
Trẻ phải hoạt động và làm việc theo kế hoạch của giáo viên.
Trẻ là trung tâm của mọi hoạt động.
Giáo viên đóng vai trò là người quan sát, hỗ trợ trẻ, tôn trọng sự tự do của trẻ, chỉ can thiệp khi trẻ có những hành vi không theo chuẩn mực đạo đức.
Giáo viên truyền đạt các kiến thức sẵn có, trẻ tiếp nhận kiến thức một cách thụ động. Trẻ sẽ được tuyên dương, khen thưởng nếu làm đúng những gì giáo viên hướng dẫn và bị phạt nếu không làm theo yêu cầu.
Khả năng sáng tạo, tính độc lập, tự chủ của trẻ bị cản trở, khó phát triển.
Trẻ tự do hoạt động, trải nghiệm, khám phá thực tế để phát huy khả năng sáng tạo, trí tưởng tượng của bản thân. Trẻ sẽ là một cá thể độc lập về nhận thức và tính cách.
Trẻ sẽ không bị gò bó, gượng ép theo một khuôn mẫu nào.
Lớp học không có sự thưởng, phạt, la mắng hay áp đặt.
Tất cả các hoạt động của trẻ đều bị kiểm soát chặt chẽ, môi trường và các hoạt động của trẻ đều được phân chia, chuẩn bị kĩ lưỡng theo các chủ đề. Trẻ được hướng dẫn tận tình và bắt buộc phải làm răm rắp theo sự hướng dẫn đó. Trẻ phải tham gia vào các môn học, hoạt động mà mình không hứng thú nên dễ sinh ra cảm giác chán nản, mất hứng thú học tập. Trẻ được chuẩn bị một môi trường phù hợp với khả năng của trẻ. Các học cụ trong lớp học Montessori đều được chuẩn bị kĩ lưỡng, phù hợp với chiều cao, tầm với của trẻ và có mục đích rõ ràng để trẻ có thể phát triển tối đa các tiềm năng sẵn có của mình. Học cụ phân chia theo 5 góc: cảm quan, ngôn ngữ, toán học, văn hóa, thực hành cuộc sống. Trẻ tự do lựa chọn hoạt động yêu thích, hứng thú, chọn lựa vị trí và chỗ ngồi cảm thấy thoải mái. Giáo viên sẽ là người quan sát để đảm bảo tính an toàn và phát hiện tiềm năng, đưa ra sự hỗ trợ khi cần thiết cho trẻ.
Trẻ được phân thành một nhóm. Phân nhóm theo hàng ngang, theo trình độ nhận thức và theo độ tuổi Trẻ tự hoạt động hoặc hoạt động theo nhóm.
Phân nhóm theo hàng dọc, cùng chung sử thích, chung hứng thú học tập. Lớp học trộn lẫn độ tuổi giúp trẻ học hỏi lẫn nhau và cùng nhau phát triển.
Đồ dùng dạy học phải được sử dụng theo hướng dẫn của giáo viên và giáo viên sẽ điều chỉnh, sửa lỗi giúp trẻ trong quá trình trẻ hoạt động Sử dụng học cụ có yếu tố “kiểm soát lỗi” giúp trẻ có thể tự sửa chữa sai sót và làm lại cho đúng. Từ đó trẻ học được cách điều khiển hành động của bản thân.
Thời khóa biểu thường cố định để trẻ tuân theo. Trẻ không có quyền quyết định học hay không học, mà phải chấp hành kế hoạch học tập đã định sẵn. Trẻ học theo nhu cầu của bản thân mà không cần tuân theo một thời khóa biểu cố định nào. Trẻ có thể thoải mái hoàn tất công việc của mình và đổi sang hoạt động khác nếu cần thiết.

 

Khó khăn trong việc dạy con theo phương pháp montessori tại nhà với trên trường

Khó khăn khi dạy con theo phương pháp Montessori tại nhà

Hiểu và áp dụng đúng phương pháp Montessori

Phương pháp Montessori ngày càng phổ biến, nhiều bậc phụ huynh đều mong muốn dạy con theo phương pháp này. Tuy nhiên, ba mẹ cần hiểu đúng và tìm hiểu kỹ trước khi áp dụng để tránh việc lạm dụng và áp dụng sai phương pháp.

Chuẩn bị môi trường Montessori cho con

Một môi trường Montessori cần được chuẩn bị kĩ lưỡng đảm bảo quá trình vận động và phát triển ngôn ngữ của trẻ, các học cụ lựa chọn phù hợp với từng độ tuổi, nhu cầu của trẻ. Ba mẹ không nên quá lạm dụng việc mua quá nhiều giáo cụ, làm cho ngôi nhà của trẻ trở thành ngôi nhà Montessori.

Thiếu kiên nhẫn trong việc quan sát con

Một trong những yếu tố quan trọng của phương pháp Montessori là tôn trọng sự tự do, sự phát triển tự nhiên của trẻ. Ba mẹ thường thiếu kiễn nhẫn trong việc quan sát các vận động của trẻ và hay can thiệp vào các quá trình vận động phát triển của trẻ, giúp đỡ trẻ khi chưa cần thiết tạo thành “ chướng ngại” cản trở sự phát triển của trẻ.

Khó khăn khi dạy trẻ theo phương pháp Montessori tại trường

Giáo viên thiếu kiến thức và kinh nghiệm về phương pháp Montessori

Đối với chương trình học theo phương pháp Montessori, đòi hỏi chủ trường cần có sự tìm hiểu và đầu tư kĩ lưỡng về mô hình, chương trình, nội dung học. Bên cạnh đó, đội ngũ giáo viên cũng đóng một vai trò quan trọng, đòi hỏi phải được đào tạo bài bản, thường xuyên tham gia các lớp tập huấn Montessori, có kiến thức chuyên môn, kỹ năng giảng dạy cũng như sự yêu thương dành cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, việc tuyển chọn một đội ngũ giáo viên đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên thì không phải dễ và chi phí tuyển dụng cũng không hề thấp. Vì vậy, việc tuyển dụng giáo viên đại trà sẽ gây khó khăn cho quá trình họat động của trẻ.

Trẻ không thích nghi với phương pháp Montessori

Một số trẻ không thể tiếp nhận các hoạt động, khả năng tư duy, sáng tạo còn kém, trẻ cảm thấy khó khăn khi học tập trẻ lớn hơn. Trẻ không thích hoạt động một mình hay thiếu định hướng, không hiểu nhu cầu của bản thân, từ đó khó tiếp nhận phương pháp và phải cần nhiều thời gian

Thiếu sự thống nhất giữa gia đình và phụ huynh

Một điều quan trọng của Montessori là chú trọng tính độc lập, chủ động. Vì vậy, việc trẻ tự vệ sinh cá nhân, dọn dẹp đồ chơi và tự ăn cơm cần phải để trẻ tập làm quen. Một số phụ huynh vì quá yêu thương con mà thay con làm tất cả công việc này. Cũng như thấy việc cho trẻ tự làm việc là do giáo viên không quan tâm, yêu thương con

Các nguyên tắc khi dạy con theo phương pháp Montessori

Tôn trọng trẻ

Montessori đề cao sự tự do, độc lập của trẻ, khai thác tiềm năng sẵn có của trẻ, giúp trẻ phát triển một cách tự nhiên. Sự tôn trọng dành cho trẻ giúp trẻ học được cách tôn trọng người khác, tự tin, lịch sự và tự do phát triển tư duy. Vì vậy, các hành động, ý kiến, cảm xúc của trẻ cần nhận được sự tôn trọng từ người lớn.

Trao cho trẻ quyền tự do

Nên trao cho trẻ quyền tự do, không gian và cơ hội thích hợp để trẻ có thể tự do di chuyển, lựa chọn hoạt động yêu thích của mình. Trẻ có thể tự do khám phá môi trường xung quanh, tự do trải nghiệm vận động, trẻ có điều kiện phát triển, xác định được nhu cầu của bản thân. Tuy nhiên, mọi thứ vẫn phải nằm trong khuôn khổ phù hợp với lứa tuổi của trẻ.

Kiên nhẫn, yêu thương và hỗ trợ trẻ khi cần thiết

Cần bình tĩnh, lắng nghe, chia sẻ cảm xúc, đưa ra hướng giải quyết tích cực nhất với trẻ bằng tình yêu thương mà không phản ứng vội vàng, căng thẳng, nổi nóng hay la mắng trẻ. Kiên nhẫn giải thích mọi việc với trẻ, dạy trẻ biết đúng, sai và hỗ trợ trẻ khi cần thiết.

Giao tiếp với trẻ

Cần giao tiếp với trẻ với giọng nói rõ ràng, dễ hiểu, cụ thể, ngôn từ giàu đẹp, lịch thiệp để phát triển khả năng ngôn ngữ của trẻ. Dạy trẻ cách lắng nghe người khác, tôn trọng khi nói chuyện với trẻ. Mô tả cho trẻ về mọi thứ xung quanh để trẻ phát triển vốn từ.

Ưu tiên sử dụng các đồ dùng học tập có nguồn gốc tự nhiên, an toàn

Thay vì mua các món đồ chơi đắt tiền, ba mẹ có thể chọn các đồ chơi thiên nhiên, an toàn cho trẻ. Tận dụng giấy, bìa để làm đồ chơi cho trẻ. Những đồ vật có yếu tố kích thích giác quan, phát triển kĩ năng, trẻ dễ dàng cầm nắm, tạo cho trẻ sự hứng thú, mới mẻ.

Lộ trình hướng dẫn thực hành Montessori tại nhà

Độ tuổi: 1 – 2 tuổi

Môi trường : phù hợp phát triển khả năng vận động, giữ thăng bằng của trẻ, giúp trẻ có thể di chuyển thoải mái, an toàn. Kết hợp không gian vận động ngoài trời, trẻ có thể leo trèo dưới sự quan sát, hỗ trợ cần thiết từ người lớn.

Vật liệu, đồ chơi: làm từ vật liệu tự nhiên, an toàn, kích thước phù hợp để trẻ có thể dễ dàng cầm nắm và quan sát, kích thích các giác quan của trẻ.

Giao tiếp: Cần thường xuyên trò chuyện với trẻ để khuyến khích trẻ sử dụng ngôn ngữ.

Cho trẻ tự khám phá, trải nghiệm, quan sát, tìm tòi và làm những gì trẻ thích. Trẻ sẽ được thỏa tính tò mò và học những điều mới

Độ tuổi: 2 – 3 tuổi

Môi trường : an toàn, không gian đủ rộng để trẻ dễ dàng hoạt động, các kệ đồ chơi cần vừa tầm, thuận tiện, trẻ có thể sắp xếp mọi thứ gọn gàng, ngăn nắp.

Vật liệu, đồ chơi: Chuẩn bị một số trò chơi, hoạt động hấp dẫn trẻ như phân loại, thắt giày, thay đồ,… và chuẩn bị những quyển sách có hình ảnh, nội dung phù hợp với trẻ.

Giao tiếp: Đây là giai đoạn trẻ phát triển mạnh về ngôn ngữ nên ba mẹ thường xuyên trò chuyện cùng trẻ nhưng cẩn thận về ngôn ngữ, hành vi của mình.

Tăng khả năng tự lập cho trẻ, cho trẻ tự do lựa chọn theo sở thích của trẻ, sắp xếp các kệ để trẻ có thể tự đánh răng, vệ sinh.

Độ tuổi: 3 – 6 tuổi

Môi trường: Không gian thông thoáng, rộng rãi, thiết kế nhiều góc học tập hơn, khu vực vui chơi phù hợp với sở thích, trẻ tự do hoạt động.

Vật liệu, đồ chơi: Sử dụng các loại giáo cụ, đồ chơi trực quan để trẻ phát triển kỹ năng và giác quan, sự khéo léo, tập trung.

Giao tiếp: cho trẻ tiếp xúc với chữ cái, con số, những câu chuyện và sử dụng câu nói giao tiếp dài hơn với trẻ. Nếu trẻ yêu thích Tiếng anh hãy cho trẻ xem và tiếp xúc với các từ vựng tiếng anh.

Cho trẻ hoạt động tự do, độc lập, nhưng vẫn đảm bảo tính kỷ luật cho trẻ.

Kết luận và giới thiệu về các lớp mầm non tại trường Little Beans

Phương pháp Montessori ngày càng được nhiều gia đình cũng như các mô hình trường học áp dụng vì giúp trẻ phát triển giác quan, kỹ năng, đánh thức các tiềm năng sẵn có trong trẻ. Tuy nhiên, để áp dụng đúng và chính xác phương pháp giáo dục này cần phải có kiến thức, các nguyên tắc, cũng như lộ trình áp dụng phương pháp theo từng lứa tuổi.